Các mô hình giá trong phân tích kỹ thuật
CÁC MÔ HÌNH GIÁ TRONG PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
Trong thị trường Crypto chủ yếu chúng ta sử dụng lệnhBUY nên tôi chỉ phân tích trong thị trường với xuhướng tăng.
I. MÔ HÌNH LÁ CỜ (FLAG)
1. Mô hình này là mô hình tiếp diễn cho xu hướng tăng hay giảm trước đó. Bao gồm sự tăng giá chúng ta gọi là cột cờ và một kênh giá hồi của giá tạo thành lá cờ.
2. Thông thường đuôi của lá cớ không vượt quá½ cột cờ.
3. Tín hiệu tăng giá sau khi phá kênh của lá cờkhi có một cây nến đóng cửa nằm trên kênh xuhướng xuống của lá cờ.
4. Tín hiệu mua vào được xác nhận thông qua Vol và một số chỉ báo kỹ thuật ủng hộ.
5. Mục tiêu sau khi phá mô hình là T ta có côngthức:
T = Điểm phá kênh xu hướng giảm của lá cờ + Cột cờ.
6. Ví dụ minh họa rõ ràng nhất:
II. MÔ HÌNH CỜ HIỆU (PENNANT)
1. Là mô hình tiếp diễn của xu hướng trước đó.
2. Mô hình này hình thành từ 2 đường xu hướng giống nhau, đường hỗ trợ và kháng cự tạo thành một tam giác.
3. Giá chỉ di chuyển trong mô hình tam giác.
4. Tín hiệu mua nếu giá phá mức kháng cự trên của mô hình tam giác.
5. Tín hiệu mua vào được xác nhận bằng Vol và một số chỉ báo kỹ thuật khác để lệnh mua được chắc chắn hơn.
6. Giả sử T là mục tiêu của mô hình sau khi phá vỡ ta có công thức sau:
T = Điểm phá mô hình + Cột cờ.
7. Ví dụ minh họa rõ nét nhất:
MÔ HÌNH CỐC VÀ TAY CẦM (CUP AND HANDLE)
- Cốc: Phần này là sự hồi phục giá từ xu hướngtăng trước đó sau đó giá bắt đầu giảm nhẹ. Tiếp đó, đáy tăng nhẹ hình thành chữ “U”.
- Tay cầm: Phần này là một sự hồi giá đi xuốngở phía bên phải của phần cốc, sau đó đảongược chiều trở lên théo hướng giá đỉnh ở bên trái của cốc và nó thường có hình dạngchữ “V”.
2. Chiều cao của tay cầm thường bé hơn ½ chiềucao của cốc.
3. Tín hiệu mua vào khi giá phá phần miệng cốc(mức kháng cự). Dùng Vol và một số chỉ báokỹ thuật khác hỗ trợ để xác nhận.
4. Sau khi phá vỡ mô hình cốc và tay cầm thìmục tiêu là T ta có công thức: T = Điểm phávỡ + chiều cao của cốc.
5. Ví dụ minh họa :
Nhận xét
Đăng nhận xét