10 câu nói của bậc thầy trí tuệ Lão Tử giúp nhân thế công thành danh toại, đắc phú quý bảo bình an
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
10 câu nói của bậc thầy trí tuệ Lão Tử giúp nhân thế công thành danh toại, đắc phú quý bảo bình an
Lão Tử là một nhà triết học, nhà văn Trung Quốc sống trong khoảng giữa thế kỷ thứ 6 và thứ 4 trước Công nguyên. Ông được coi là cha đẻ của Đạo giáo và là tác giả của “Đạo Đức Kinh”, một tác phẩm căn bản của Trung Quốc mà bất kì ai muốn có sự chuyển hóa trong tinh thần đều phải đọc.
Lão Tử là ai?
Lão Tử (571 TCN – 471 TCN) là một nhân vật chính yếu trong Triết học Trung Quốc, sự tồn tại của ông trong lịch sử hiện vẫn đang còn được tranh cãi. Theo truyền thuyết Trung Quốc, ông sống ở thế kỷ VI TCN. Nhiều học giả hiện đại cho rằng ông sống ở thế kỉ IV TCN, thời Bách gia chư tử, khoảng giữa thời kỳ Xuân Thu và đầu thời kỳ Chiến Quốc.
Lão Tử được coi là người viết Đạo đức kinh – cuốn sách của Đạo giáo có ảnh hưởng lớn, và ông được công nhận là Khai tổ của Đạo giáo, là một trong ba tôn giáo có ảnh hưởng mạnh đến văn hoá trung hoa, hay còn gọi là Tam giáo.
Lão Tử là bậc tu đạo hơn 3.000 năm trước, được cho là người đầu tiên thuyết về vũ trụ, ông để lại câu: “Đạo khả Đạo phi thường Đạo” với ngụ ý Đạo nếu định nghĩa được thì không còn là Đạo, Lão tử không thể giảng rõ hơn được, vậy rốt cuộc Đạo là gì?
Phải chăng cái Đạo, chân lý mà ông muốn đề cập là điều to lớn, không ai có thể nói chính xác đó là gì, hay con người không xứng để nghe?
Ông để lại nhiều câu khiến người đời và hậu thế phải nghiêng mình khâm phục, người đọc tùy hoàn cảnh mỗi lần xem lại đắc thêm ý mới, có tác dụng dẫn dắt con đường tâm linh, dẫn chứng cho ý ông nói, thế nhân ai muốn định nghĩa Đạo mà ông giảng, sau một thời gian nhìn lại cũng tự thấy mình “lạc hậu”, nên không thể định nghĩa được là vậy.
Những câu nói đầy trí tuệ mang đầy sự truyền cảm hứng và kiến thức hữu ích của Lão Tử
Những tri thức trong lời nói của Lão Tử rất đơn giản, mạnh mẽ và vượt thời gian. Dưới đây là những câu nói của Lão Tử mang đầy sự truyền cảm hứng và kiến thức hữu ích:
1. Cố tri túc chi túc, thường túc hĩ.
Lão Tử nói: “Họa hại không gì lớn bằng không biết đủ, lỗi lầm không gì lớn bằng dục vọng ham muốn có được nhiều hơn. Thỏa mãn, biết đủ thì luôn có được sự hài lòng’.
Người biết đủ có thể không có nhiều tài sản, xe sang, hoặc tài khoản ngân hàng, nhưng họ hiểu được đạo lý “biết đủ” này, do đó họ có thể sống một cuộc sống hạnh phúc.
2. Thánh nhân chi Đạo, vi nhi bất tranh.
Lão Tử nói: “Đạo của Thánh nhân là làm mà không tranh”; “Vì không tranh nên thiên hạ không ai có thể tranh”.
Điều đó có nghĩa là, Thánh nhân làm việc, hành xử thì không tranh đoạt với người. Chính vì họ không tranh với người nên khắp thiên hạ không có người nào có thể tranh với họ.
Đúng như Lão Tử đã nói: “Đại thiện như nước. Nước thiện, lợi ích vạn vật mà không tranh, ở nơi mọi người không thích, do đó gần với Đạo”.
3. Tri chỉ khả dĩ bất đãi. Phù duy bất doanh, cố năng tế nhi tân thành.
Vạn vật phát triển lớn mạnh đạt đến mức độ đầy thì sẽ dần dần đi đến suy bại hoặc kết thúc. Có thể tránh được vận mệnh này không? Lão Tử đã nói hai câu rất nổi tiếng: “Biết dừng thì không nguy hiểm. Do không đầy nên có thể từ bỏ cái cũ thay đổi cái mới”.
Đại ý là: biết dừng lại thì có thể không rơi vào hoàn cảnh nguy hiểm. Cũng vì không tự mãn nên có thể không ngừng trừ bỏ cái cũ, thay đổi cái mới.
4. Tri nhân giả trí, tự tri giả minh.
Lão Tử nói: “Kẻ biết người là trí tuệ, kẻ biết mình là sáng suốt. Kẻ thắng người là có sức lực, kẻ thắng mình là mạnh mẽ”.
Người có thể nhìn rõ người khác thì là người có trí tuệ, người có thể hiểu rõ bản thân thì là người sáng suốt. Người có thể chiến thắng người khác thì là người có sức lực, nhưng người có thể kiểm soát bản thân, chiến thắng chính mình, thì mới là người mạnh mẽ.
5. Vô vi nhi vô bất vi.
Lão Tử nói: “Việc học thì ngày một thêm thụ ích, tu Đạo thì ngày một thêm tổn hao. Tổn hao rồi lại tổn hao, cho đến vô vi. Vô vi mà không gì không làm”.
Con người sau khi hiểu lý sự, do hùng tâm tráng chí, hy vọng đạt được thành tựu nhất định, danh lợi sẽ theo đó mà đến. Làm thế nào để thoát khỏi sự ỷ lại và tham luyến đối với danh lợi thì chỉ có thể dựa vào tu luyện, nhìn rõ thế cuộc, và nhìn rõ hơn vai trò của bản thân trên vũ đài nhân sinh, không bị danh lợi điều khiển, đạt đến làm việc một cách tự nhiên.
6. Đa ngôn số cùng, bất như thủ trung.
Dưỡng thành thái độ khiêm hạ, tự nhiên có thể làm được nhanh nhẹn hành sự mà lại cẩn thận nói năng, sẽ không nói những lời chưa cân nhắc xem xét kỹ, không nói lời sáo rỗng, vô nghĩa.
7. Nhân chi sinh dã nhu nhược, kỳ tử dã kiên cường.
Lão Tử có một tư tưởng rất quan trọng: “Người sống mềm mại, khi chết cứng đơ. Vạn vật cỏ cây sống cũng mềm mại, khi chết khô cứng. Do đó người cứng rắn là kẻ chết, người mềm mỏng là kẻ sống. Thế nên dùng binh lực mạnh thì sẽ bị tiêu diệt, cây cối cứng thì sẽ bị gãy. Lớn mạnh ở dưới, mềm yếu ở trên”.
Hễ lớn mạnh thì luôn ở vị trí thấp, còn mềm yếu thì trái lại lại ở vị trí cao. Cường tráng trông có vẻ là tốt, nhưng lại khiến sinh mệnh không dễ kéo dài, mềm yếu thì trái lại ở vị trí cao, đó cũng chính là “lấy nhu khắc cương”.
8. Dĩ chính trị quốc, dĩ kỳ dụng binh, dĩ vô sự thủ thiên hạ.
Lão Tử nói: “Trị quốc bằng chính Đạo, dụng binh bằng thần kỳ, được thiên hạ bằng vô sự”, ý nghĩa là dùng chính Đạo trị sửa quốc gia, dụng binh cần giỏi biến hóa, giành được sự tín nhiệm của thiên hạ bằng cách không quấy nhiễu làm phiền dân chúng.
Luật lệ pháp lệnh trong thiên hạ càng nhiều thì dân chúng càng nghèo khổ. Thuế khóa càng nhiều thì quốc gia càng hỗn loạn. Tâm trí và kỹ xảo của dân chúng càng nhiều thì những sự việc kỳ quái, tà ác cũng càng dễ xảy ra.
9. Thiện dụng nhân giả vi chi hạ.
Lão Tử nói: “Người giỏi làm tướng thì không thể hiện uy vũ, người giỏi đánh trận thì không tức giận, người giỏi thắng địch thì không giao tranh với địch, người giỏi dùng người thì biết đặt mình ở dưới người. Đó gọi là đức không tranh, gọi là biết dùng sức của người, gọi là tương xứng với Trời, gọi là cảnh giới cao nhất của người cổ xưa”.
10. Trị nhân sự Thiên, mạc nhược sắc.
Lão Tử nói: Trị sửa người, thờ Trời, không gì bằng quý tiếc. Chỉ có quý tiếc thì nhân tâm mới sớm quy phục. Sớm quy phục gọi là coi trọng tích đức, coi trọng tích đức thì không việc gì mà không khắc phục được.
Theo Hosodoanhnhan
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Nhận xét
Đăng nhận xét